Shichifukujin 七福神 (Thất phúc thần) là 7 vị thần trong thần thoại Nhật Bản và mang tính tín ngưỡng truyền thống trong văn hóa của người dân xứ Phù Tang. Đối với những ai am hiểu và say mê đối với nền văn hóa Nhật Bản thì hẳn sẽ không còn gì xa lạ với 7 vị thần mang đến sự may mắn và thịnh vượng này đâu nhỉ! Vì Thất phúc thần thường là đề tài, là nguồn cảm hứng cho các loại hình nghệ thuật như hội họa, gốm sứ và nghệ thuật điêu khắc tượng gỗ.
Hôm nay, các bạn hãy cùng Maneki Neko House tìm hiểu kỹ hơn về 7 vị thần Phúc Đức này nhé!
1. EBISU (恵比須 – HUỆ BỈ TU)
Các vị thần hầu hết được cho rằng có nguồn gốc từ Ấn Độ và Trung Quốc và chỉ có một trong số 7 vị thần là có nguồn gốc từ Nhật Bản, vị thần đó chính là Huệ Bỉ Tu – thần biển và ngư nghiệp. Vị thần này tay phải cầm cần câu, tay phải ôm cá hồng. Sở dĩ vị thần này có nguồn gốc ở Nhật là do xuất phát từ vị trí của Nhật Bản. Người dân mong muốn sóng yên biển lặng, đánh bắt được nhiều cá tôm nên đã xây dựng nhân vật này.
2. DAIKOKUTEN (大黒天 – ĐẠI HẮC THIÊN hay Đại hắc thiên vương)
Vị thần tài Daikokuten này có nguồn gốc từ Ấn Độ và là vị thần nông nghiệp. Tay phải của vị thần này cầm một cái búa, tay trái vác bao gạo và có chuột bên cạnh.
3. BISHAMONTEN (毘沙門天 – TỲ SA MÔN THIÊN)
Thần chiến tranh Bishamonten có nguồn gốc từ Trung Hoa. Nếu đã ai xem bộ phim Bảng phong thần của Trung Quốc thì dễ dàng nhận ra đây chính là một trong bốn Tứ Ma Tướng mà khi được phong thần, ngài được gọi là Đa Văn Thiên Vương. Tay phải của vị tướng này có cầm cây thương và tay trái cầm tháp. Không nên nhầm Bishamonten với Lý Tịnh.
4. BENZAITEN (弁才天 – BIỆN TÀI THIÊN hay còn gọi là Ichikishima hime no mikoto)
Thần tượng trưng cho tài năng, trí tuệ và sắc đẹp cũng là vị nữ thần duy nhất trong Thất Phúc Thần và có nguồn gốc từ Ấn Độ. Vị thần này mặc chiếc váy rất đẹp và tay cầm đàn Biwa (đàn Tỳ bà).
5. FUKUROKUJU (福禄寿 – PHÚC LỘC THỌ)
Vị thần này có nguồn gốc từ Trung Hoa và tay phải của ngài có cầm cây gậy pháp, đi theo ngài có một con rùa và một con sếu. Nếu như trong văn hóa Trung Hoa, Phúc – Lộc – Thọ là 3 vị thần khác nhau thì trong Thất Phúc Thần thì chỉ là một vị thần mà thôi. Vị thần này tượng trưng cho sự phú quý, hạnh phúc và trường thọ.
6. JUROUJIN (寿老人 – THỌ LÃO NHÂN)
Vị thần này có nguồn gốc từ Đạo giáo của Trung Hoa tượng trưng cho sự trường thọ và sống ở triều đại nhà Tống. Tay phải của vị thần này cầm một cây gậy phép, tay trái cầm quạt giấy hoặc quả đào và luôn có một con hươu bên cạnh.
7. HOTEI (布袋 – BỐ ĐẠI)
Vị thần này có nguồn gốc của Trung Hoa và được cho là hiện thân của Phật Di Lặc trong Phật Giáo, tượng trưng cho sức khỏe và hạnh phúc dồi dào. Vị thần này tay phải cầm quạt, tay trái cầm bao bố lớn (Bố Đại) và khuôn mặt luôn tươi cười, phúc hậu.
Ngoài ra cũng còn một vị nữ thần nữa là KISSHOUTEN (吉祥天 – CÁT TƯỜNG THIỆN VƯƠNG) hay còn gọi là CÔNG ĐỨC THIÊN VƯƠNG thay thế cho JUROUJIN nhưng đại chúng chỉ coi đây là một vị thần và không được xếp vào Thất phúc thần. Người ta quan niệm rằng, nếu kê hình của Thất Phúc Thần dưới gối vào ngày đầu tiên của năm mới thì cả năm đó sẽ được hạnh phúc.
——————-
Xem thêm : Mèo thần tài tiếng Anh là gì? Nguồn gốc của mèo thần tài Maneki Neko?
——————
Sự ảnh hưởng của Thất Phúc Thần trong văn hóa Nhật Bản
Trên khắp Nhật Bản, có rất nhiều đền thờ dành riêng cho tất cả 7 vị thần hoặc mỗi đền cho từng vị. Đầu năm mới, tất cả người dân xứ Phù Tang đều hành hương đến bảy ngôi đền cầu khấn các vị thần với mong muốn được nhận tất cả các loại may mắn.
Thậm chí ngày nay còn có những tuyến đường dành riêng đi vào các đền thờ, đặc biệt là trong dịp đầu năm khi người hành hương lên đến vài triệu người trong 1 nhóm đền thờ.
Nhật Bản có nhiều vị thần ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống tinh thần của người dân nước này, trong đó có Thất phúc thần tượng trưng cho sự may mắn và các đức hạnh khác nhau bắt đầu quen thuộc với người dân xứ Phù Tang từ thế kỉ 15.
Tại sao họ kết hợp với nhau thành Thất phúc thần?
Các vị thần hợp thành Shichifukujin đã tồn tại hơn 1.000 năm, nhưng khái niệm Thất phúc thần chỉ mới xuất hiện từ vài thế kỷ gần đây. Ghi chép đầu tiên về 7 vị thần này đến từ một trương mục năm 1420 vào thời Muromachi. Một đám rước Thất phúc thần đã được tổ chức theo đám rước của daimyo (lãnh chúa) ở Fushimi (Kyoto). Vào những năm 1469-1486 xuất hiện kẻ cướp, họ ăn mặc như các vị thần để lừa mọi người đưa tiền cho mình.
Mãi đến năm 1623, một nhà sư tên Tenkai đã thảo luận với tướng quân Tokugawa Iemitsu và chọn ra 7 vị thần liên quan đến đức tính con người và quý tộc. Tenkai nói rằng giới quý tộc có 7 đức tính tuyệt đối: tuổi thọ, tiền tài, sự nổi tiếng, thật thà, sự thân ái, nhân phẩm và khoan dung. Tokugawa rất thích điều này và yêu cầu nhà sư chọn 7 vị thần đại diện cho từng đức tính và kết hợp lại để thờ cúng.
Tenkai đã liệt kê 7 vị thần nêu trên và ngày nay họ trở thành tiêu chuẩn của Shichifukujin. Tuy nhiên, trước đây nó còn kết hợp với các vị thần khác gồm Kichijoten, Shoujo, Marishiten, và Sanmen Daikoku. Bạn nên biết rằng Ấn Độ giáo, Phật giáo và Thần đạo có hàng trăm vị thần với sự nổi tiếng khác nhau vào những thời điểm khác nhau và tại những nơi khác nhau. Sự phổ biến của Thất phúc thần một phần do mối liên kết giữa các nhà buôn và thợ thủ công.
Tại sao lại là 7 mà không phải con số nào khác?
Không phải ngẫu nhiên mà có 7 vị thần may mắn, đó là con số may mắn ở Nhật Bản. Các nhà thiên văn ban đầu thấy được 7 hành tinh tượng trưng cho 7 ngày trong tuần và cầu vồng có 7 màu. Cụ thể trong văn hóa của đất nước mặt trời mọc, võ sĩ đạo có 7 nguyên tắc cơ bản. Tanabata, lễ Thất tịch ở Nhật Bản, được tổ chức vào ngày 7 tháng 7. Vì sự phổ biến của số 7 ở xứ sở hoa anh đào nên không có gì ngạc nhiên khi Shichifukujin gồm 7 vị thần.
Hình tượng truyền thống của Thất Phúc Thần Shichifukujin
Người ta nói rằng vào dịp năm mới, Thất phúc thần đi khắp nơi trên một con thuyền gọi là Takarabune (宝船) hay “Bảo thuyền”, trên đó chở vận đỏ và thịnh vượng ban phát cho người trần trong năm mới. Trẻ em thường đặt tranh vẽ 7 vị thần trên chiếc thuyền báu vật dưới gối vào đêm giao thừa để mang lại may mắn.
Việc hành hương đến đền của 7 vị thần trở nên phổ biến vào những năm cuối thời Edo (thế kỷ 19) và duy trì cho đến ngày nay đặc biệt là vào đầu năm mới. Trước đây mọi người xe đi bộ đến các ngôi đền, nhưng hiện nay các phương tiện giao thông khác được sử dụng để rút ngắn thời gian.
Trong lúc viếng đền, người ta hay mua một cuốn sách đặc biệt gọi là kinen shikishi để sưu tầm các dấu mộc shuin của từng ngôi đền mà mình đã đi qua. Có nhiều cách để đi nhưng không cần thiết bạn đi như thế nào, miễn là viếng đủ các ngôi đền thờ từng vị thần trong Thất phúc thần là được.
Xem thêm:
Mèo thần tài tiếng Anh là gì? Nguồn gốc của mèo thần tài Maneki Neko?
Shimenawa: Sơi dây phân chia lãnh thổ giữa thần linh và con người
Kadomatsu: Biểu tượng ngày Tết linh thiêng của người Nhật